TOP 7 ngành nghề mà doanh nghiệp luôn cần trang bị đồ bảo hộ lao động
Những ngành nghề mà doanh nghiệp luôn cần phải trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân thường là những ngành nghề có môi trường lao động có tính chất nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn lao động, hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người.
1. Doanh nghiệp ngành cơ khí
Doanh nghiệp ngành cơ khí thường có những xưởng sản xuất cơ khí, xưởng chế tạo máy móc, lắp ráp các thiết bị, hàn xì, chế tạo máy,... Công nhân ngành cơ khí thường xuyên tiếp xúc với các loại máy móc hạng nặng, phải thực hiện những công việc tiềm ẩn nguy cơ như khoan, cắt, hàn, … Nên công nhân cơ khí rất cần trang bị những đồ bảo hộ như mặt nạ cắt hàn, găng tay chịu nhiệt,...
Công nhân cơ khí trang bị đồ bảo hộ lao động khi làm việc
Công nhân cơ khí là người thường xuyên làm việc liên quan đến máy móc, thiết bị cơ khí, … Mỗi công việc cụ thể lại có những tính chất riêng, yêu cầu riêng:
- Xây dựng, lắp ráp các loại máy móc, linh kiện cơ khí
- Vận hành, kiểm tra những động cơ máy, động cơ vận hành của hệ thống máy móc, tìm ra nguyên nhân khi máy móc xảy ra vấn đề
- Thực hiện bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa hoặc khắc phục những sự cố, những vấn đề về hệ thống máy móc cơ khí một cách kịp thời và nhanh chóng
- Thực hiện các công việc chuyên môn như hàn điện, hàn trong nồi hơi, sơn chống gỉ cho máy móc, xà lan,...
Trong quá trình làm việc, công nhân cơ khí sẽ phải tiếp xúc với các loại máy cưa máy cắt máy hàn, các mạt sắt tóe lửa hay ánh sáng cường độ mạnh, nên cần trang bị mũ bảo hộ, kính bảo hộ, quần áo bảo hộ, giày bảo hộ, găng tay bảo hộ, ... và những đồ bảo hộ khác nhằm đảm bảo an toàn lao động.
2. Doanh nghiệp ngành xây dựng
Doanh nghiệp ngành xây dựng có đặc thù nơi làm việc là những công trình nhà ở, nhà cao tầng, cầu đường, công trường xây dựng. Công nhân ngành xây dựng thường xuyên làm việc ở các công trường, đó là những nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn.
Công nhân xây dựng đội mũ bảo hộ khi làm việc tại công trường
Công trường xây dựng thường tiềm ẩn nhiều hiểm họa nguy hiểm như các vật dụng xây dựng rơi vỡ từ trên cao, có thể gây chấn thương vùng đầu. Do đó, mũ bảo hộ luôn được trang bị cho công nhân khi tham gia lao động ở công trình.
Bên cạnh đó, công nhân xây dựng cũng thường xuyên gặp phải những nguy cơ gây ảnh hưởng tới da và hệ hô hấp từ ánh nắng mặt trời, những hạt bụi bẩn do vật liệu xây dựng như: xi măng, sơn, vôi, sỏi cát, đá,...
Vậy nên, khi làm việc, công nhân xây dựng cũng cần được trang bị đồ bảo hộ như: quần áo bảo hộ, găng tay bảo hộ, kính bảo hộ, …
Hơn thế nữa, trên công trường xây dựng còn có rất nhiều sỏi đá, sắt thép, nhiều vật dụng sắc nhọn như đinh tán, ốc vít,.. Bởi vậy, công nhân lao động rất cần được trang bị giày bảo hộ để đảm bảo an toàn cho đôi chân khi làm việc.
3. Doanh nghiệp ngành điện lực
Doanh nghiệp ngành điện lực hoạt động trong lĩnh vực đặc thù với những công việc đòi hỏi sự an toàn và quy chuẩn bảo hộ lao động cao. Công nhân điện lực thường làm việc ngoài trời, làm việc trên cao với nhiều nguy cơ tiềm ẩn nên rất cần trang bị đồ bảo hộ đầy đủ nhằm đảm bảo an toàn lao động.
Công nhân điện lực làm việc được trang bị đồ bảo hộ lao động
Công nhân ngành điện lực nhiều khi phải làm việc trong những hoàn cảnh đặc thù với nhiều nguy cơ tiềm ẩn, nhiều mạo hiểm và rủi ro cao. Họ phải đối diện với những nguy cơ như bị điện giật. Nên, họ cần được trang bị đồ bảo hộ có khả năng cách điện tốt.
Công nhân điện lực thường xuyên phải làm việc với áp lực cao, thời tiết khắc nghiệt và nhịp độ công việc dễ gây căng thẳng. Bên cạnh những khoảng thời gian làm việc hành chính, công nhân điện lực còn phải thay phiên nhau túc trực để đảm bảo an toàn điện và khắc phục những sự cố không may xảy ra một cách kịp thời.
Do vậy, công nhân ngành điện luôn cần được trang bị đầy đủ những đồ bảo hộ lao động như: quần áo bảo hộ, mũ bảo hộ, găng tay cách điện, giày bảo hộ, dây đai an toàn,... để có thể đảm bảo an toàn khi làm việc.
4. Doanh nghiệp ngành hóa chất
Doanh nghiệp ngành hóa chất được đánh giá là đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Doanh nghiệp hóa chất cung cấp những nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành sản xuất khác nhau như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa vệ sinh,... Nên việc công nhân ngành hóa chất cần được trang bị đồ bảo hộ khi làm việc cũng rất quan trọng và cần thiết.
Công nhân trang bị đồ bảo hộ khi làm việc với hóa chất
Công nhân ngành hóa chất thường xuyên làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất công nghiệp, ví dụ như:
- Chất hóa lỏng dễ cháy, chất dễ nổ
- Chất có tính axit, dễ ăn mòn
- Các loại chất khí ga, khí có tính độc hại
- Chất gây nổ, vật liệu nổ công nghiệp
- Hóa chất công nghiệp, thuốc trừ sâu
Do đó, công nhân ngành hóa chất rất cần được trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động khi làm việc như: quần áo bảo hộ chống hoá chất, ủng bảo hộ, găng tay chống hoá chất, mặt nạ phòng độc, …
5. Doanh nghiệp ngành y tế
Doanh nghiệp ngành y tế có vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào sự phát triển của ngành y tế cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ ý tế, đảm bảo sức khỏe của người dân và cộng đồng.
Những nhân viên ngành y tế là những người trực tiếp tham gia vào công việc chăm sóc sức khỏe và phòng tránh dịch bệnh. Do đó, họ luôn cần được bảo vệ an toàn để có thể chăm lo cho sức khỏe của cộng đồng.
Công nhân ngành y tế trang bị đồ bảo hộ khi tham gia phòng chống dịch bệnh
Nhân viên ngành y tế thường xuyên phải tiếp xúc với những môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm. Đặc biệt, trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, chúng ta dễ dàng nhận thấy tất cả những nhân viên y tế khi tham gia phòng chống dịch đều phải trang bị đồ bảo hộ đầy đủ như: thiết bị phòng sạch, găng tay bảo hộ, ...
Trong đời sống công việc hằng ngày, các nhân viên y tế cũng thường xuyên tiếp xúc với những mẫu bệnh phẩm, những hóa chất làm xét nghiệm hay chăm sóc những người bệnh. Điều đó cho thấy họ có nguy cơ bị lây nhiễm và tổn hại sức khỏe rất lớn.
Do đó, những nhân viên y tế khi làm việc luôn luôn cần được trang bị đồ bảo hộ đầy đủ như: khẩu trang, quần áo bảo hộ … để tránh khỏi những nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.
6. Doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm
Doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm vốn là ngành đem lại lợi nhuận cao và doanh thu tăng trưởng hằng năm. Việc trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân là điều cần thiết, nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động cũng như đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Công nhân chế biến thực phẩm trang bị đồ bảo hộ khi làm việc
Đồ bảo hộ lao động trang bị cho công nhân trong ngành chế biến thực phẩm phải đảm bảo những yếu tố sau:
- Đồ bảo hộ phải đáp ứng điều kiện làm việc trong môi trường nhiệt độ thấp
- Đồ bảo hộ đáp ứng được trong môi trường làm việc vô trùng
- Đồ bảo hộ đạt tiêu chuẩn theo một số điều lệ trong phân xưởng giết mổ
Quần áo phòng sạch là loại đồ bảo hộ lao động đáp ứng được những yếu tố cần có cho công nhân chế biến thực phẩm. Quần áo phòng sạch chuyên dành cho những người làm việc trong môi trường phòng sạch hoặc vô trùng nên rất phù hợp với ngành chế biến thực phẩm. Chúng thường được chế tạo từ chất liệu vải sợi đặc biệt là polyester pha lẫn sợi carbon có khả năng chống tĩnh điện.
Đối với công nhân chế biến thực phẩm làm việc ở khu giết mổ thì có thể trang bị ủng bảo hộ, găng tay cao su và khẩu trang,... để đảm bảo những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn cho người công nhân khi làm việc.
7. Doanh nghiệp ngành môi trường
Doanh nghiệp ngành môi trường thường không sản xuất ra chất thải mà là đi xử lý, tiêu hủy hoặc tái chế những rác thải, chất thải từ những doanh nghiệp ở ngành nghề khác nhằm đem lại những giá trị ổn định thiết thực cho hệ sinh thái và môi trường để cuộc sống con người trở nên tốt hơn.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp ngành môi trường đang ngày được quan tâm và có nhiều điều kiện để phát triển hơn.
Công nhân trang bị đồ bảo hộ khi dọn dẹp môi trường
Công nhân môi trường là những người làm công việc khá vất vả và đặc thù. Nhiệm vụ chính của công việc này là đi thu gom rác thải, vận chuyển rác thải, tái chế hoặc xử lý chất thải. Do vậy mà công nhân môi trường thường xuyên phải làm việc trong môi trường lao động ô nhiễm, độc hại nên họ cần những đồ bảo vệ như khẩu trang bảo vệ mặt mũi và hệ hô hấp.
Chính vì thế, việc trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân môi trường là vô cùng cần thiết và quan trọng. Công nhân có đầy đủ đồ bảo hộ khi tham gia dọn dẹp môi trường sẽ có thể phòng tránh những nguy cơ lây nhiễm bệnh khi tiếp xúc với các loại rác thải độc hại.
Những loại đồ bảo hộ lao động như giày ủng bảo hộ, găng tay bảo hộ, quần áo bảo hộ, và mũ bảo hộ,... sẽ giúp công nhân môi trường tránh được những bệnh ngoài da hoặc tránh tiếp xúc trực tiếp với rác thải nguy hại.
Doanh nghiệp không trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho công nhân sẽ bị phạt gì?
Căn cứ theo quy định của Chính phủ tại Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định rõ ràng như sau:
Điều 22. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp;
b) Không tham gia cấp cứu và khắc phục sự cố, tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng giám định y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn lao động;
b) Không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông tin cho người lao động về một trong các nội dung sau: tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; các yếu tố nguy hiểm, có hại; các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
b) Không tổ chức nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc;
c) Không có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ phổ biến của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không xây dựng kế hoạch và triển khai, tổng hợp đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ngừng hoạt động của máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) Không thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng;
c) Không tổ chức xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp khi phát hiện nguy cơ hoặc khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của người sử dụng lao động.
8. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trang cấp hoặc trang cấp không đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang cấp nhưng không đạt chất lượng theo quy định; không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật thấp hơn mức theo quy định; trả tiền thay cho bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
9. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động (trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này, Điều 24 Nghị định này).
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Buộc người lao động phải làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ không đúng quy định của pháp luật;
b) Buộc người lao động không được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ không đúng quy định của pháp luật;
c) Buộc người lao động tiếp tục làm việc khi các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ chưa được khắc phục không đúng quy định của pháp luật.
Do vậy, theo những điều được quy định như trên thì doanh nghiệp không trang bị đầy đủ cho công nhân đồ bảo hộ lao động thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng tùy theo số lượng công nhân lao động không được trang bị đồ bảo hộ lao động.
Tuy nhiên, mức phạt này áp dụng dành cho cá nhân vi phạm, còn đối với người vi phạm là doanh nghiệp thì mức xử phạt sẽ gấp đôi là 6.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng. (Điều 6 Nghị định trên).
Doanh nghiệp có thể mua đồ bảo hộ lao động ở đâu tại Hà Nội?
Công ty Cổ phần Bảo hộ Lao động FFD chuyên cung cấp các loại đồ bảo hộ lao động, các dụng cụ bảo hộ lao động đạt chuẩn chất lượng, đáp ứng mọi tiêu chí về đồ bảo hộ theo quy định.
Bảo hộ Lao động FFD có nhiều sản phẩm bảo hộ như: quần áo bảo hộ, găng tay cao su, găng tay chống axit, giày bảo hộ, mặt nạ phòng độc, dây đai an toàn, kính bảo hộ, ….
Quý khách có thể mua đồ bảo hộ lao động tại Bảo hộ Lao động FFD với quy trình đặt hàng thuận tiện, giao hàng nhanh chóng.
Quý khách hãy liên hệ ngay qua số điện thoại: 0961.65.82.66 - 0984.957.333 để đặt mua sản phẩm đồ bảo hộ lao động chất lượng tốt với giá hữu nghị nhất.
Bảo hộ Lao động FFD luôn sẵn sàng đón nhận những ý kiến đóng góp và phản hồi từ quý khách hàng. Nếu quý khách hàng có thắc mắc hay mong muốn liên quan tới đồ bảo hộ lao động, xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hòm thư điện tử tại địa chỉ kinhdoanhffd@gmail.com hoặc qua số điện thoại 0961.65.82.66 - 0984.957.333.
Biên tập viên Chí Tâm
Công ty Cổ phần Bảo hộ lao động FFD
Số điện thoại: 02.422.668.333 - 0961.65.82.66 - 0984.957.333
Email: kinhdoanhffd@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 2, số 19/174 phố Trần Vĩ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Văn phòng: Số 463, đường Phúc Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Top 5+ găng tay cao su - găng tay gia dụng giá tốt uy tín
- Top 10+ loại găng tay vải giá tốt- găng tay vải bảo hộ giá rẻ
- Top 5 đôi giày jogger bán chạy nhất hiện tại.
- Top 5 mẫu giày bảo hộ ziben bán chạy nhất thị trường.
- Nút tai chống ồn đi ngủ sẽ giúp cho giấc ngủ ngon hơn có thật hay không?
- 5+ vật dụng giúp dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ
- Giày sĩ quan cấp tá - giày sĩ quan C26 uy tín chất lượng
- Top 3+ loại áo bảo vệ - đồng phục bảo vệ phổ biến nhất
- Quần áo bảo hộ lao động - áo bảo hộ công nhân uy tín giá tốt
- Những tính năng an toàn giày bảo hộ cần có.
- Biện pháp bảo vệ đôi tai, trong môi trường bị ô nhiễm tiếng ồn.
- Mũ bảo hộ công trường - Top 5 mũ bảo hộ lao động chính hãng
- Găng tay cao su làm bếp - Top 5+ găng tay cao su chống dầu mỡ
- Bảo vệ đôi mắt với kính bảo hộ, tầm quan trọng và cách lựa chọn.
- Găng tay cao su y tế: Top 3 găng tay cao su y tế tốt nhất
- Top 5+ găng tay chống cắt cấp độ 5 uy tín chính hãng
- Top 3+ mặt nạ chống khói tốt - mặt nạ phòng khói thoát hiểm
- Top 3 loại mặt nạ hàn được ưa chuộng nhất hiện nay
- Top 10+ mặt nạ phòng độc chất lượng cao chính hãng giá tốt
- Top 5 loại quần áo chống hoá chất tốt hàng chính hãng
- Top 3+ găng tay cách điện - cách chọn găng tay cao su cách điện
- Dây an toàn khi làm việc trên cao: Top 3+ đai an toàn
- Găng tay cao su gia dụng: Top 3+ găng tay cao su giá tốt
- Làm thế nào để chọn đúng giày bảo hộ lao động cho công việc của mình phù hợp.
- Quy định về bảo hộ lao động mà các doanh nghiệp cần biết
- Top 5+ mũ bảo hộ lao động chính hãng uy tín giá tốt
- Kính bảo hộ chống bụi CHẤT LƯỢNG - an toàn cho mắt
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ CHỌN MUA GIẦY BẢO HỘ LAO ĐỘNG
- TÁC DỤNG CỦA NÚT BỊT TAI CHỐNG ỒN
- Tác dụng của găng tay bảo hộ lao động
- Lưu ý khi sử dụng kính bảo hộ lao động